Chào mừng bạn đến với http://dungcudiencamtaygiare.blogspot.com/
Blog chia sẻ tin tức, HDSD, Sửa chữa - Bảo Dưỡng, tư vấn về dụng cụ điện như máy khoan, máy mài, máy cắt, máy cưa... của các thương hiệu Bosch, Makita, Hồng Ký, Dewalt, Stanley, ...do công ty THB Việt Nam cung cấp
Mít Thái là loại cây được trồng nhiều hiện nay, cây cho trái sớm, quả to và nhiều múi. Cây trồng này được đánh giá là đem lại lợi ích kinh tế cao. Tuy nhiên, nhiều người trồng lại không biết thời gian bắt đầu thu hoạch mít thái là từ khi nào và cần lưu ý gì khi trồng. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ thông tin này đến bạn!
Mít Thái là giống cây dễ trồng, ít công chăm sóc, không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch nhanh, năng suất cao, đậu trái quanh năm, múi mọng và giòn ngọt, đặc biệt cây trồng phù hợp với vùng đất đồi.
Thời gian thu hoạch mít thái cho quả vào từ 2 - 3 năm sau khi trồng. Lúc này, cây bắt đầu ra quả bói, nên tỉa bớt chỉ để lại một vài quả để cây vừa có sức lớn, vừa nuôi được quả.
Từ vụ thứ 4 trở đi, tiến hành khai thác mít vào mục đích kinh tế.
Chọn giống
Không nên nhân giống bằng hạt vì bị lai giống và cây lâu cho trái. Nên sử dụng cây ghép có đường kính gốc ghép từ 1 – 1,5 cm, cành ghép cao 20 – 30 cm (kể từ vết ghép), cây khỏe mạnh, sạch bệnh nhưng phải là dòng F1 thuần chủng thì mới đảm bảo về năng suất và chất lượng. Nên chọn cây có bộ rễ phát triển mạnh; lá đang giai đoạn già; vết ghép tiếp hợp tốt.
Thời vụ và khoảng cách trồng:
- Thời vụ trồng: để cây sinh trưởng và phát triển có hiệu quả nhất, nên trồng vào đầu mùa mưa, nghĩa là từ tháng 5 đến tháng 7 dương lịch.
- Khoảng cách trồng: trước khi trồng mít Thái cần làm đất và đắp mô cao từ 50 – 70 cm. Sau đó trồng cây lên mô đất. Do mít Thái có khả năng cho trái sớm nên có thể trồng theo mật độ dày, khoảng 3,5m x 3,5 m hoặc 4 m x 4 m. Sau khi thu hoạch mít từ 5 – 7 năm, có thể loại bỏ cây ở giữa, đảm bảo mật độ giữa các cây mít luôn thông thoáng, giúp cây phát triển và đậu trái tốt hơn.
Trồng và chăm sóc
- Cách trồng: Móc lỗ sâu và to hơn bầu cây đôi chút. Dùng dao, kéo cắt đáy bầu và cắt bỏ đuôi chuột (rễ cọc) bị xoắn lại. Đặt bầu vào lỗ đã móc sẵn và rút nhẹ túi đựng bầu ra bỏ và lấp đất lại, không làm vỡ bầu, đứt rễ. Nếu đất khô phải tưới cho cây ngay, dùng rơm, rạ, cỏ rác... đậy xung quanh bầu để giữ ẩm. Cây cao, ốm yếu dùng cọc cắm cố định cho cây khỏi ngã đổ.
- Tỉa cành: Tỉa những cành sâu bệnh để cây thông thoáng nhằm tăng năng suất và mang tính thẩm mỹ. Tiến hành tỉa cành khi cây cao khoảng 1 mét trở lên, cây còn nhỏ tỉa cành tạo tán 2-3 lần/năm. Cây lớn mỗi năm một lần khi thu hoạch trái xong. Cách tỉa cành mít như sau:
Cắt bỏ các cành gần sát mặt đất (từ 40 cm trở xuống).
Tỉa bỏ bớt các cành cấp 2, cấp 3... cho cây vừa đẹp vừa thoáng.
Giữ lại cành cấp 1 cách gốc khoảng 40 cm trở lên, chọn các cành mọc theo các hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng 40 – 50 cm, tạo thành tầng không quá 5 cành cấp 1.
Nên sử dụng kéo cắt cành, để tránh bị nứt cành, sơ cành. Với những cành trên cao nên sử dụng thang nhôm ghế hoặc thang gấp để đảm bảo an toàn, tuyệt đối không nên đu bám cành.
Vậy là, qua bài viết trên bạn đã có thể nắm được thời gian có thể bắt đầu thu hoạch mít Thái rồi đúng không nào? Để tiện cho việc chăm sóc, thăm mít, bà con có thể tham khảo mua các loại thang nhôm để đảm bảo an toàn cho mình nhé! Xem các công cụ làm vườn như máy cắt cỏ, máy tỉa cành,... tại maydochuyendung.com - địa chỉ bán hàng chính hãng, giá tốt nhất thị trường hiện nay!
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét