Chào mừng bạn đến với http://dungcudiencamtaygiare.blogspot.com/
Blog chia sẻ tin tức, HDSD, Sửa chữa - Bảo Dưỡng, tư vấn về dụng cụ điện như máy khoan, máy mài, máy cắt, máy cưa... của các thương hiệu Bosch, Makita, Hồng Ký, Dewalt, Stanley, ...do công ty THB Việt Nam cung cấp
Cây măng cụt là loại cây ăn quả, cây được trồng khá nhiều ở miền Nam chủ yếu ở tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Giống cây này cho năng suất cao nên được bà con nơi đây trồng rộng rãi. Trồng và chăm sóc cây này bạn có thể tham khảo theo cách tỉa cành tạo tán măng cụt - Kỹ thuật chăm sóc chuẩn nhất dưới đây!
Đốn tạo hình phải làm sớm ngay từ vườn ươm. Khi cây chưa có hoa quả, cần cắt bỏ những cành vô ích, mọc sai vị trí ngay từ khi còn nhỏ để tránh cây mất sức và tiết kiệm dinh dưỡng cho cây.
Đốn khi cây cho quả quan trọng nhất là sau khi thu hoạch, cắt bỏ những cành già yếu, sâu bệnh, những cành bị oằn gãy do mang quả quá nặng… và giữa mùa mưa cũng cần phải cắt bỏ những cành vượt che lấp ánh sáng.
Dụng cụ tỉa cành cây măng cụt:
Kéo cắt cành loại nhỏ: Chuyên dùng cho cắt cành, sạch sẽ, không rỉ sét, lưỡi cong, có tay cầm, có lò so trợ lực để cắt các cành nhỏ, gần vị trí đứng thao tác.
Cưa cầm tay: Yêu cầu lưỡi cưa phải sắc, sạch (không bị rỉ sét), răng cưa đều, dùng để cắt những cành mà kéo không cắt được.
Thang nhôm: Dùng để tiếp cận các vị trí cao, xa quá tầm với. Nên dùng thang nhôm ghế hoặc thang gấp để đảm bảo an toàn, tuyệt đối không nên đu bám cành.
Xác định các cành nhánh cần tỉa bỏ:
Cành vượt mọc đứng, cành bên trong tán;
Cành ốm yếu, cành bị sâu bệnh;
Cành mọc quá gần mặt đất;
Cành mọc đan chéo nhau;
Cành già không còn khả năng cho quả;
Cành ở ngoài tán…
Cây măng cụt có cành to nhưng lại rất giòn và dễ gãy, khi cây măng cụt mang quả nhánh thường có hiện tượng quằn xuống, thỉnh thoảnh thấy phần nhánh phía trên bị bung vỏ qua nhiều vụ, nhánh bị gãy hoặc bị khô đi, do đó ở cây có cành phát triển tốt cần phải dùng dây nylon chắc để kéo cành lên, nhằm tránh gãy nhánh, hư cành, bằng cách cột một đầu dây vào cành và đầu còn lại cột vào thân cây chính.
Cách tỉa cành cây măng cụt:
Khi cây còn nhỏ, tỉa cành mọc dày đặc, cành vượt, cành đan chéo nhau ... để tạo cho cây có tán thông thoáng và cân đối sau này.
Khi cây đã cho quả vào mỗi cuối vụ quả, cắt tỉa cành bị sâu bệnh, cành già không còn khả năng cho quả, cành vô hiệu bên trong tán cây.
Nên tỉa ngắn lại 1 đoạn 30 - 40 cm cho những cành ở mặt ngoài tán nhằm giúp tán cây không giao nhau đồng thời kích thích cây ra đọt nhanh và đồng loạt hơn,...
Việc tỉa cành ngoài tán được thực hiện sao cho tán cây trở nên bằng phẳng (không lồi lõm), không có cành bị che khuất để bảo đảm chất lượng quả. Do đó, không nhất thiết phải cắt một đoạn 30 - 40 cm cho mỗi cành, trong trường hợp có thể phải cắt một đoạn > 40 cm hoặc < 30 cm.
Khi cây bắt đầu trồng đến khi ra hoa quả, hoạt động chủ yếu là tạo bộ rễ, hình thành thân chính và bộ khung cành lá. Tuy nhiên, nếu để cây tự phát triển thì các cành không đều nhau, cành khỏe, cành yếu. Cành yếu bị che khuất nên không có quả, còn cành khỏe lại mang quá nhiều quả vừa bị kiệt sức, ảnh hưởng chất lượng vừa dễ bị gẫy đặc biệt khi gió to.
Bên cạnh đó, theo thời gian một số bộ phận cành lá đã già che lấp các bộ phận cành lá non, hoặc những cành bị sâu bệnh, giảm hoặc không còn khả năng cho quả nữa nếu không được cắt tỉa thì sẽ ảnh hưởng đến năng suất của cây và chất lượng của quả.
Dạng hình cây măng cụt chuẩn”
Có 1 thân chính khỏe và mọc thẳng;
Có 4 - 5 cành cấp 1;
Cành cấp 1 đầu tiên được giữ lại cách mặt đất ít nhất 50 cm;
Các cành mọc đều các hướng;
Tán lá tròn đều, cân đối.
Chắc hẳn, qua bài viết này bạn đã nắm được kỹ thuật chăm sóc và cách tỉa cành cho cay măng cụt rồi đúng không nào? Để đảm bảo công việc của bạn nhanh và chất lượng hơn, bà con có thể tham khảo sử dụng máy cắt cỏ, máy tỉa cành,... Tham khảo các sản phẩm này ngay tại maydochuyendung.com - trang bán hàng trực tuyến của THB Việt Nam để được giá tốt nhất nhé!
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét