Chào mừng bạn đến với http://dungcudiencamtaygiare.blogspot.com/
Blog chia sẻ tin tức, HDSD, Sửa chữa - Bảo Dưỡng, tư vấn về dụng cụ điện như máy khoan, máy mài, máy cắt, máy cưa... của các thương hiệu Bosch, Makita, Hồng Ký, Dewalt, Stanley, ...do công ty THB Việt Nam cung cấp
Máy hàn điện tử được ứng dụng 1 trong 2 công nghệ hiện đại nhất hiện nay là Mosfet và IGBT. Vậy nguyên lý hoạt động của 2 công nghệ này như thế nào, ưu nhược điểm của máy hàn Mosfet và máy hàn IGBT ra sao? Hãy tham khảo để chọn mua cho phù hợp.
Mosfet và IGBT là tên gọi của 2 công nghệ được trang bị trong máy hàn điện tử. Công nghệ Mosfet là đời cũ được ứng dụng vào năm 1947 còn công nghệ IGBT là thế hệ mới được đưa vào áp dụng vào năm 1982.
Máy hàn Mosfet viết tắt của cụm từ từ Metal Oxide Semiconductor Field Effect Transistor, cấu tạo gồm 3 phần được phân chia trên 3 bo mạch khác nhau, mỗi bo mạch đảm nhận một nhiệm vụ riêng biệt bao gồm: Chuyển đổi dòng điện từ 220V sang điện 1 chiều, điều chỉnh dòng điện ra theo mức dòng hàn và tinh chỉnh dòng hàn theo mức thiết lập trước đó.
Gắn trên bo mạch số 3 có 6 linh kiện điện tử, một mặt gắn vào miếng nhôm tản nhiệt còn chân gắn vào bo mạch, cứ như vậy 2 bên mỗi bên có 6 linh kiện, tổng cộng là 12 linh kiện. Người ra gọi đó là con sò công suất, nó có tác dụng là đưa dòng điện ra ngoài với cường độ mạnh nhất để tạo ra dòng hàn với điện áp cao nhất. Chính vì một chiếc máy hàn có càng nhiều con sò công suất thì hàn càng khỏe và càng bền.
Có 12 con Mosfet được chia cho 2 bo mạch. Gắn trên bo mạch số 3 có 6 con sò công suất mosfet, một mặt gắn vào miếng nhôm tản nhiệt còn chân gắn vào bo mạch, nó có tác dụng là đưa dòng điện ra ngoài với cường độ mạnh nhất để tạo ra dòng hàn với điện áp cao nhất. Chính vì một chiếc máy hàn có càng nhiều con sò công suất thì hàn càng khỏe và càng bền.
Xem thêm: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy hàn điện tử
IGBT viết tắt của cụm từ Insulated Gate Bipolar Transistor là phiên bản được tạo ra bởi sự kết hợp khả năng đóng cắt nhanh của Mosfet và khả năng chịu tải lớn của transistor thường. Mặt khác IGBT là phần tử điều khiển bằng điện áp nên công suất điều khiển yêu cầu sẽ cực nhỏ.
Khác với Transistor, IGBT cho phép bạn đóng cắt một cách vô tư bằng cách đặt điện áp điều khiển lên hai cực G và E. Điện áp ra đo được trên van đồng dạng với điện áp điều khiển. IGBT thường dùng trong các mạch biến tần, các bộ băm xung áp một chiều….
IGBT rất giống với Mosfet, điểm khác nhau là có thêm lớp nối với collector tạo nên cấu trúc bán dẫn p-n-p giữa emitter (tương tự cực gốc) với collector (tương tự cực máng), không phải là n-n như Mosfet. Vì thế IGBT tương đương với một transistor p-n-p với dòng base được điều khiển bởi một Mosfet.
Công nghệ hàn điện tử IGBT là một mạch điện cấu tạo bao gồm các Transistor sở hữu cực điều khiển cách ly được tạo nên bởi những linh kiện bán dẫn công suất 3 cực. Một đặc điểm nổi bật của các Transistor có trong mạch IGBT đó là sở hữu khả năng đóng cắt nhanh, chịu tải lớn hơn nhiều so với các Transistor thông thường nên hạn chế được những sự cố ngoài ý muốn có thể xảy ra trong quá trình vận hành của máy hàn.
Tham khảo: Mua máy hàn điện tử loại nào tốt và bền nhất hiện nay?
Ưu điểm:
Máy hàn Mosfet có tuổi thọ làm việc lâu dài hơn so với các dòng thiết bị máy hàn truyền thống thông thường.
Khả năng vận hành với cường độ dòng điện và tần suất cao hơn so với các thiết bị máy hàn IGBT.
Giá thành rẻ, linh kiện dễ thay thế và sửa chữa.
Nhược điểm
Khả năng chịu tải kém hơn so với máy hàn IGBT. Bởi vậy mà tại sao máy hàn Mosfet lại trang bị tới 10 - 12 con Mosfet trong khi IGBT chỉ cần 4 con là có thể tải được.
Vì sử dụng nhiều linh kiện nên khi hỏng sẽ mất thời gian trong việc sửa chữa và chi phí.
Tham khảo các máy hàn Mosfet:
Ưu điểm:
Cho phép việc đóng cắt dễ dàng, điều khiển nhanh chóng
Chịu áp lớn hơn Mosfet, thường là 600V - 1.5kV
Tải dòng lớn, xấp xỉ 1KA. Sụt áp bé và điều khiển bằng áp.
Tiết kiệm điện năng hơn máy hàn Mosfet
Dòng hàn ổn định, mối hàn đẹp và sáng hơn không có xỉ
Trọng lượng nhẹ, dễ dàng sử dụng cả ở trên cao, dễ dàng mang đi, di chuyển...
Nhược điểm:
Tần số thấp hơn so với Mosfet. Với các ứng dụng cần tần số cao áp 400V thì bạn nên chọn Mosfet, bởi nếu chọn IGBT hoạt động ở tần số cao thì sụt áp sẽ lớn hơn.
Máy hàn IGBT chỉ có các dòng máy với công suất vừa và nhỏ.
Giá thành cao hơn so với Mosfet.
Tham khảo các máy hàn IGBT:
Từ so sánh ở trên, mỗi dòng máy hàn lại có những thế mạnh và hạn chế khác nhau. Do vậy, việc lựa chọn thiết bị máy hàn Mosfet hay IGBT phụ thuộc rất nhiều vào môi trường làm việc, nhu cầu sử dụng cũng như khả năng tài chính bạn có thể chi trả.
Nếu công việc hàn của bạn chỉ là hàn cơ bản, công suất nhỏ thì máy hàn IGBT sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn.
Ngược lại, nếu như bạn thường xuyên phải hàn ghép nối yêu cầu mức tần số lớn cùng với các mạch nguồn điều biến độ rộng xung thì lúc này MOSFET sẽ là phương án hợp lý hơn cả.
Hi vọng với phép so sánh máy hàn Mosfet và IGBT nên mua loại nào? Sẽ giúp cho bạn hiểu rõ thêm về công nghệ IGBT và công nghệ MOSFET để chọn lựa cho mình 1 chiếc máy hàn phù hợp nhất. Nếu bạn cần tư vấn mua máy hàn chính hãng, an toàn giá rẻ thì hãy ghé maydochuyendung.com để được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp tư vấn và hỗ trợ thêm nhé!
CHI NHÁNH HÀ NỘI
30 Mạc Thái Tổ, Yên Hòa, Q. Cầu Giấy
CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH
275F Lý Thường Kiệt, P. 15, Quận 11
Chi tiết xem tại: https://maydochuyendung.com/may-han
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét