Chào mừng bạn đến với http://dungcudiencamtaygiare.blogspot.com/
Blog chia sẻ tin tức, HDSD, Sửa chữa - Bảo Dưỡng, tư vấn về dụng cụ điện như máy khoan, máy mài, máy cắt, máy cưa... của các thương hiệu Bosch, Makita, Hồng Ký, Dewalt, Stanley, ...do công ty THB Việt Nam cung cấp
Trong xây dựng hay sản xuất, lắp ráp các loại máy móc, phương tiện đi lại thường sẽ cần sử dụng đến bu lông như một linh kiện không thể thiếu khi cần liên kết giữa nhiều vật liệu, Vậy, bạn có biết bu lông là gì không? Những chia sẻ dưới đây về bu lông sẽ giúp bạn hiểu thêm về sản phẩm cũng như những điều cần biết về bu lông.
Bu lông còn được gọi là (boulon) được biết đến là sản phẩm hay linh kiện có vai trò quan trọng trong các công việc kết nối, lắp ghép, thay thế cũng như tháo rời các chi tiết, vật tư với nhau. Khi đó, những liên kết sẽ tạo thành những hệ thống bền vững, chắc chắn, chặt chẽ nhưng không mất nhiều công sức cũng như chi tiết.
Bu lông là vật liệu kết giữa các chi tiết
Mối ghép bu lông là được biết đến là loại mối ghép và tại vị trí được ghép sẽ bao gồm những chi tiết máy được ghép lại với nhau nhờ bu lông và đai ốc. Trong đó, đai ốc được hiểu là một linh kiện mang kiểu dáng hình tròn được thiết kế với ren bên trong và đi kèm cùng bu lông để liên kết các vật tư khác với nhau.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bu lông khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo những dòng bu lông phổ biến như hình thanh trụ tròn, có ren để vặn được với đai ốc.
Đồng thời, đầu các bu lông được thiết kế theo nhiều dạng khác như như đầu hình vuông, đầu lục giác, tứ giác,... Đi cùng với đó, kích thước của bu lông cũng có nhiều dạng khác nhau như M3, M4, M6,... Khi đó, bạn sẽ cần sử dụng các dạng đầu siết bu lông lắp với máy siết bu lông hay dụng cụ siết phù hợp để tháo, vặn dễ dàng.
Bu lông đóng vai trò quan trọng trong các công việc cơ khí, xây dựng
Với vai trò là mối liên kết giữa nhiều chi tiết, kết cấu thép nên bu lông luôn cần được đảm bảo về độ bền. Do vậy, các bu lông đều phải có được chỉ số độ bền để đảm bảo kích thước hoạt động ổn định. Ngoài ra, các bu lông cũng được đánh giá rất dễ để tháo lắp và sửa chữa khi bạn chỉ cần các dụng cụ tháo bu lông như máy hoặc cần siết lực.
Hiện nay, bu lông được phân loại thành hai dòng chính:
Bên cạnh đó, các sản phẩm bu lông cũng được phân loại theo nhiều cách khác nhau như dựa vào phương pháp chế tạo và độ gia công với các dòng bu lông:
Dựa vào vật liệu chế tạo
Bạn cũng có thể phân loại các bu lông theo nhiều dạng khác nhau như:
Phân loại theo chức năng
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét