Máy cắt cầm tay là một dụng cụ quen thuộc không thể thiếu trong các công trình, nhà xưởng, nó có khả năng cắt trên nhiều loại vật liệu khác nhau như: gỗ, sắt, thép, inox hay thâm chí là những vật dụng cứng hơn như bê tông... Việc sử dụng máy cắt cầm tay giúp người lao động tiết kiệm được thời gian và công sức. Tuy nhiên, với khả năng làm việc mạnh mẽ từ chiếc máy cắt này thì bên cạnh đó nó cũng tồn tại mối số mối nguy hiểm mà người dùng cần biết được để tránh. Cùng theo dõi bài viết này để biết được cách sử dụng máy cắt cầm tay an toàn và hiệu quả nhé!
Cách vận hành máy cắt cầm tay đúng cách
Dùng máy cắt để cắt kim loại
Khi bạn muốn dùng máy cắt cầm tay để cắt kim loại, bạn chú ý những thao tác sau:
- Đầu tiên bạn phải chỉnh đặt góc vuông muốn có. Sau đó kẹp vật gia công thật chặt phù hợp với kích thước của nó ví dụ như khi dùng máy cắt thì phải điều chỉnh cố định thật chắc chắn trước khi cắt, nhất là những chiếc bàn dễ dịch chuyển do quá nhẹ
- Tiếp theo bạn bật công tắc cho máy hoạt động.
- Cầm nơi tay nắm để kéo tay máy xuống từ từ.
- Cắt vật gia công bằng lực gia tải đồng đều.
- Tắt máy và đợi cho đến khi dĩa cắt đã hoàn toàn dừng quay hẳn.
- Cuối cùng nhấc tay máy lên từ từ.
Kẹp cố định vật gia công
- Bạn phải chọn vật liệu gia công cần được kẹp chặt, rồi cố định để không bị văng, bắn ra trong quá trình bạn vận hành máy cắt sắt. Điều này có thể gây nguy hiểm cho chính bạn.
- Với những vật liệu quá nhỏ, không kẹp được thì không được cắt, còn vật gia công dài phải được đệm lót hay kê đỡ phần đầu còn trống.
- Để kẹp cố định vật gia công trước tiên bạn đặt vật gia công tựa vào chắn định góc, tiếp tới vặn trục kẹp vặn áp sát vào vật gia công và kẹp chặt vật gia công lại bằng tai hồng của trục kẹp vặn.
Có thể bạn quan tâm:
Những lưu ý khi sử dụng máy cắt
- Trước khi tiến hành bất cứ thao tác gì trên máy, đầu tiên phải phải rút phích cắm ra khỏi nguồn điện.
- Luôn luôn giữ máy và cách khe thông gió được sạch sẽ, thoáng mát, không để bụi bẩn bám vào các khe thông gió, điều này có thể sẽ không tốt cho bạn khi sử dụng.
- Khi làm việc với máy cắt, bạn nên chọn khu vực rộng rãi, thoáng mát và không chứa các vật liệu dễ gây cháy nổ. Bởi khi hoạt máy cắt có thể sẽ tạo ra những tia lửa điện.
- Luôn luôn đợi cho máy hoàn toàn ngừng hẳn trước khi đặt xuống bởi dụng cụ lắp vào máy có thể bị kẹp chặt dẫn đến việc thiết bị điện cầm tay của bạn bị mất điều khiển.
- Khi bạn muốn di chuyển máy đến 1 vị trí khác nhớ tắt máy.
- Và khi làm việc với máy cắt nói chung và dòng máy cắt sắt Bosch nói riêng bạn nên chọn trang phục thoải mái, luôn luôn sử dụng mắt kính hoặc kính bảo hộ lao động để phòng tránh những tia lửa có thể bay vào mắt bạn.
- Phải bảo quản máy cắt ở khu vực khô ráo, tránh để ở nơi ẩm ướt hay để máy ở dưới mưa.
- Sau khi tắt máy, không được làm cho dĩa cắt ngừng quay bằng cách tạo lực cạ vào bên hông dĩa. Dĩa cắt có thể bị hư, vỡ bể hay dẫn đến sự dội ngược.
- Không được sử dụng dĩa cắt đã hỏng, chạy lệch tâm hay bị rung lắc. Không lắp lưỡi cưa xích, dao khắc gỗ hay lưỡi cưa răng vào.
- Cuối cùng bạn nhớ rằng không được chạm vào lưỡi cắt ngay sau khi xong việc, hãy để cho lưỡi cắt nguội lại trước đã.
Bảo quản máy cắt của bạn
- Sau khi sử dụng máy cắt cầm tay bạn cần làm sạch các kẽ thông gió bằng một cọ mềm hoặc có thể sử dụng máy thổi gió thổi sạch các khe thông gió thường xuyên và lắp đặt thiết bị ngắt mạch tự động (PRCD).
- Kiểm tra định kỳ dụng cụ xem các bộ phận chuyển động có bị sai lệch hay kẹt. Các bộ phận bị rạn nứt và các tình trạng khác có thể ảnh hưởng đến sự vận hành của máy. Nếu bị hư hỏng, phải sửa chữa máy trước khi sử dụng lần sau.
- Bảo quản các dụng cụ cắt có cạnh cắt bén làm giảm khả năng bị kẹt và dễ điều khiển hơn.
Với những thông tin hữu ích trên đây hi vọng bạn đọc đã có được những kiến thức cơ bản cần có để sử dụng chiếc máy cắt cầm tay của mình sao cho an toàn và hiệu quả nhất. Nếu thấy bài viết này hay và ý nghĩa, đừng quên like, chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn để ủng hộ cho THB Việt Nam.
Chúc bạn có một ngày làm việc vui vẻ và hiệu quả!
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét